I. Lịch sử hình thành Philippines
1. Thời kì sơ khai
các nhà thám hiểm đã tìm thấy khảo cổ của người Negritos đã định cư ở đây hơn 5000 năm trước sau đó hình thành các bản làng trên đảo. Nền văn hoá và chính trị hầu như không có dâu tích và không được biết đến
2. Thời kì thuộc địa của Tây Ban Nha và Mỹ
Từ năm 1521, Nhà thám hiểm người Tây Ban Nha đặt chân đến Philippines và tuyên bố chủ quyền của Tây Ban Nha đối với quần đảo, tuy nhiên ông ta đã bị giết chết sau đó trong trận Mactan. Quá trình bị thuộc địa hoá bắt đầu tại đây và Philippines trở thành thuộc địa của Tây Ban Nha trong hơn 300 năm và tiếp sau đó là thuộc địa của Mỹ trong hơn 100 năm. Đất nước này hầu như hoạt động chính trị dưới quyền kiểm soát của Mỹ. Trong những năm sau đó, Mỹ thiết lập lại quy chế và trao trả lại sự tự do đất nước Philippines. Vì thế, “xứ sở nghìn đảo” bị ảnh hưởng sâu sắc về văn hoá của 2 nước phương Tây, không giống bất kì một đất nước châu Á nào.
II. Ngôn ngữ Philippines
Theo thống kế Philippines hiện đang có 170 ngôn ngữ được sử dụng trong đất nước này nhưng 2 ngôn ngữ Philippines và tiếng Anh là 2 ngôn ngữ thông dụng nhất. Tiếng Philippines hay còn gọi là Filipino là tiếng địa phương được tiêu chuẩn hoá từ tiếng Tagalog. Do thời gian đô hộ quá lâu nên ngôn ngữ Anh cũng trở thành ngôn ngữ chính của đất nước này, nó được sử dụng trong đời sống hàng ngày
Ngoài việc sử dụng ngôn ngữ Philippines và tiếng Anh là 2 ngôn ngữ chính thì tiếng Tây Ban Nha cũng được sử dụng ở tầng lớp thượng lưu. Hàng ngàn từ ngữ Philippines đều mượn từ ngôn ngữ Tây Bạn Nha và hoàn toàn được chấp nhận.
III. Văn hoá Philippines
1. Văn hoá giao thoa
Là nước đông dân đứng thứ 7 châu Á và thứ 12 trên thế giới, da phần dân cư tập trung ở Luzon và Manila, đa tôn giáo, đa sắc tộc như Công giáo Mã Lai, Tin Lành, Hồi giáo, Phật giáo và Hindu. Do là thuộc địa của Tây Ban Nha hàng trăm năm nên có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến nền văn hoá nước này. Đặc biệt, các tên họ đều được người dân sử dụng. Có thể thấy trong các lễ hội của. Philippines đều mang hơi hướng văn hoá của Tây ban Nha, nhấ là trong các buổi lễ của nhà thờ Thiên chúa giáo. Philippines cũng bị ảnh hưởng của văn hoá Hoa Kì chính là việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến. Nhìn chung, ngừoi dân nơi đây vần có những quy định quy tắc riêng về đạo đức là luôn tôn trọng gia đình, kinh trọng người già, thân thiện, dễ gần và cùng song song tồn tại giữa các nền văn hoá ngoại nhập. Ngoài ra, Philippines còn chịu ảnh hưởng bởi nền văn hoá của Trung Quốc và Nhật bản nhưng không sâu sắc, chỉ xuất hiện ở những cụm nhỏ.
2. Văn hoá tín ngưỡng, tôn giáo
Ở Philippines, khoảng ¾ dân số là người India theo Cơ đốc giáo, nhóm người theo Macroc giáo chiểm khoảng 5% dân số, còn lại là dân nhập cư như: Ấn Độ, Trung Quốc, Ả Rập… Do bị ảnh hưởng của thời kỳ bị đô hộ nên Philippines cũng du nhập nhiều thành phần chủng tộc, vì thế nên văn hoá tín ngưỡng cũng vô cùng phong phú. Hầu hết, người dân Philippines theo dạo Thiên chúa giáo, số ít theo Đạo hồi, Đạo tin lành và một số đạo khác.
Đến với Philippines, bạn sẽ bắt gặp rất nhiều lễ hội diễn ra thường xuyên xuyên suốt các mùa trong năm, mùa thu và mùa xuân diễn ra nhiều lễ hội nhất. Các lễ hội lớn như Ati-Atihan, lễ hội bùn, lễ hội Sandugo, lễ hội Lechon-lễ hội heo.
3. Phong tục tập quán
Philippines luôn tôn trọng người đối diện thể hiện qua cách chào hỏi của họ. Đối với người hơn tuổi, họ cúi người thật sâu, cầm tay người đối diện và áp lên trán mình thể hiện sự tôn kính và mong người đó luôn được bình an. Người Philippines quan niệm rằng, đứng chống nạnh, mắt nhìn chằm chằm là hành động kiêu ngạo, thất lễ vì thế bạn phạm phải những điều trên sẽ để lại hậu quả khôn lường.
Người Philippines cong còn có quan niệm, ăn các loại trái cây có hình tròn sẽ amng lại điều may mắn, thịnh vượng nên trong nhà họ luôn luôn có rất nhiều loại trái cây hình tròn.
Văn hoá xếp hàng đã có từ lâu đời và đó trở thành một điều mà các nước trên thế giới phải học tập theo. Đối với những hoạt động thường ngày như rút tiền ở cây ATM, thanh toán ở siêu thị, lên xe Jeepney họ đều xếp hàng vô cùng ngay ngắn.
4. Văn hoá giao tiếp và coi trọng thể diện
Đây là một quốc gia có nhiều tầng lớp xã hội, xuất xứ, tuổi tác, giới tính… nên vấn đề về giao tiếp, cách xưng hô chào hỏi luôn được đề cao. Họ rất ngại phải từ chối người khác và làm mất mặt người khác nơi công cộng. Khi nói chuyện, họ luôn cố gắng bày tỏ quan điểm, ý kiến quan điểm riêng của mình mà không làm phận ý đối phương nhất có thể.
Trên đây là vài nét về lịch sử ngôn ngữ và văn hoá truyền thống của người dân Philippines. Còn chần chừ gì nữa mà không trải nghiệm du học với một nền văn hoá hoang toàn mới này. GC Edu chắc chắn bạn sẽ không hối hận vì quyết định của mình đâu. Hãy liên hệ với chungs tôi ngay nhé!
Nguồn: https://gcgroup.edu.vn/